Monday, June 26, 2023

BÀI LỜI CHÚA 46-47
BÀI 46
ĐIỀU RĂN THỨ 7 VÀ 10:
CHỚ LẤY VÀ CHỚ THAM CỦA NGƯỜI

Trích sách Khởi Nguyên,1-1tt
Khởi thuỷ, Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất: Đất thời trống không, mông quạnh và tối tăm trên mặt uông mang, và khí thần là là trên mặt nước... Thế rồi dùng Lời toàn năng của mình, Thiên Chúa phán một Lời thì liền có ánh sáng, có vòm trời, có đất, có biển, có cây cối, hoa quả... Trên trời có tinh tú xoay vần chỉ thời tiết, định năm, định ngày... Nhất là Thiên Chúa đã làm hai các đèn lớn, đèn lớn hơn để soi ban ngày, đó là mặt trời, và đèn nhỏ hơn đẻ soi ban đêm là mặt trăng. Trên đất, Thiên Chúa dựng nên các loài vật: nào chim bay, cá lội, côn trùng lúc nhúc, các mãnh thú trong rừng. Đến ngày thứ sáu, Thiên Chúa dựng nên loài người theo hình ảnh mình và có nam có nữ.
Và Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng cùng phán:
- Hãy sinh sôi nảy nở đầy dẫy trên đất và bá chủ nó! Hãy thống trị trên cá biển và chim trời cùng mọi loài trên đất.
Còn của ăn cho loài người, Thiên Chúa ban cho họ mọi thứ rau cỏ, hoa quả... Và mọi sự đã xảy ra y như vậy.
Thiên Chúa thấy mọi loài, mọi vật Người làm ra đều tốt lành quá đỗi Người chúc lành cho chúng. Thế là hoàn thành việc tạo thành trời đất. Và ngày thứ nảy, Người nghỉ ngơi.
* Đó là Lời Chúa! - Tạ ơn Chúa !

Suy niệm Lời Chúa
Thiên Chúa không những đã ban cho con người được sự sống và có mặt trên địa cầu, Người lại không để con người bị cô độc, Người đã đặt bên cạnh một người bạn đường và trợ giúp đương đối (mà ta đã đọc ở các bài trước).
Bài Kinh Thánh suy niệm hôm nay còn cho ta biết Người tạo ra muôn loài, muôn vật trên trời dưới đất mà đặt dưới quyền bá chủ của loài người, để loài người hưởng dùng: nào trái đất với bao kho tàng phong phú: mỏ sắt, đồng, gang, kẽm, các quặng kim quí, đá quí, kim cương, ngọc thạch, mỏ dầu, mỏ than... Rồi mây trời, trăng sao, tinh tú kết thành những bức cảnh tuyệt vời làm say mê, kỳ thú. Trên đất, cây cối trổ sinh hoa quả bồi bổ sức khoẻ, cùng các súc vật để giúp đỡ và bầu bạn với con người như ngựa kéo xe, bò cho sữa, chó giữ nhà, gà điểm canh...
Nhưng thảm thay! Từ khi con người phản loạn với Thiên Chúa, thì mọi sự đổ vỡ, đảo lộn và nhiễm độc, hư hỏng. Khi mối quan hệ giữa Thiên Chúa và loài người bị gẫy đổ vì tội lỗi, thì lòng con người _ đối với nhau đâm ra suy đồi, con người trở thành lang suy đồi với nhau vì ích kỷ, vì trục lợi: họ ghen ghét, tranh giành và chém giết lẫn nhau... Cũng do tội mà mối quan hệ giữa con người và tạo vật đâm ra lệch lạc, sai lầm, đầy lạm dụng, đến nỗi thánh Phaolô đã tả trong Thánh Thư Rôma (8.20tt) rằng:
“Tạo thành đã phải chịu cảnh con người lạm dụng nó vào các chuyện hư hết, phù phiếm ngược với bản chất tự nhiên của nó... Nó rên xiết, quằn quại như đang cơn đau của đàn bà sinh đẻ..., nó mong ngóng và hi vọng sẽ được giải phóng khỏi cảnh làm tôi phục vụ sự hư nát mà vào trong địa vị tự do, vinh quang...”
Vài ví dụ cụ thể làm chứng: năng lực nguyên tử đáng lẽ được đem sử dụng phục vụ loài người, thì đã bị những con người xấu đem dùng làm vũ khí giết người khủng khiếp. Đất đai, ruộng vườn Thiên Chúa ban cho mọi người, lại đã bị một số người tham lam dùng quyền lực và gươm súng chiếm đoạt dành riêng làm tư sản cho một nhóm nhỏ sống sung sướng, phè phỡn; đang khi bóc lột tận xương tuỷ những người nghèo, hẩm hiu, xấu số... Nói tóm, tội lỗi đã lọt vào lòng con người, nó tác hại làm hư hỏng tất cả mọi chuyện của sinh hoạt nhân loại.
Những loạt bài kỳ trước giúp ta nhận định rõ điều răn Chúa cấm phạm tội dâm ô, ngoại tình làm hư hại gia đình, phá hỏng tình thương của nam nữ. Những bài kỳ này sẽ giúp ta học hỏi những điều Chúa dạy để sử dụng của cải vật chất cho đúng ý muốn của Thiên Chúa, đúng chương trình của Người khi tạo dựng vạn vật, tránh tham lam và ích kỷ.
Do đó, hướng đi của các bài Lời Chúa kỳ này sẽ giúp chúng ta suy niệm, hầu chống lại làn sóng mạnh mẽ, ghê sợ của tham tàn, ích kỷ đang dâng lên như nước lụt, nhất là trong những thời kỳ vô đạo và vật chất ngày nay trên khắp thế giới.
Không những ta phải nhấn mạnh về hai điều răn thứ 7 và 10: không được lấy và tham muốn của người, mà chúng ta phải suy gẫm cho kỹ càng ý nghĩa của sự vật trần gian, của cải vật chất, sao cho đúng như ý Cha trên trời muốn cho các Kitô hữu phải có khi sử dụng chúng. Nói cách khác, không những chúng ta chỉ đừng phạm đức công bằng khi không lấy hay tham lam của ai, mà ta còn nhờ Kinh Thánh dạy để làm sao sống và thực hành đức công chính của Nước Trời, xứng đáng là con cái của Nước Trời nữa.
Bài Lời Chúa hôm nay đặt cho ta đầu tiêu trước một thái độ tôn giáo cần phải có như sau: Nhìn nhận Thiên Chúa la chúa tể cả muôn loài, muôn vật.
Các người lành thánh xưa đã xác tín như vậy, và bởi đó, họ đã diễn tả tâm tình ra bằng những câu thơ, những bài thánh ca thật nhiều đếm không xuể, gọi là các Thánh Vịnh, mà ngày nay, chúng ta thường hát để nhắc lại:
“Hồn tôi ơi! hãy ca tụng Chúa!... Chúa ôi! Biết bao kỳ công Chúa đã làm tuyệt mỹ. Trần gian còn chi thiếu thốn. Ôi uy quyền Chúa khôn lường”. Đó là rút từ Thánh vịnh 104.
Hoặc: “Ngàn dân ơi, đàn hát lên ca tụng Chúa. Vì Danh Chúa thật hiển vinh, uy phong Người vượt trên đất trời. Ngàn tầng trời cao, hãy hát lên ca tụng Chúa... Mặt trời mặt trăng hãy hát lên ca tụng Chúa...”. Đó là rút từ Thánh vịnh l48.
Hay: “Ca lên đi, trời đất bao la ngợp kỳ công. Mừng Chúa yêu thương trần gian đến muôn ngàn đời...”. Thánh vịnh 100.
“Hát lên một bài ca, một bài ca mới mừng khen Thiên Chúa. Vì Người sáng tác bao nhiêu là kỳ công. Hỡi gian trần mênh mông, hãy hò reo mừng khen...”. Thánh vịnh 97.
Xem như thế, quả như Thánh vịnh 24 kết luận: “Thuộc về Yavê, đất cùng mọi vật đất chở, dương gian và người ở dương gian”.
“Người nắm trong tay âm ty, địa tạng, và sơn lĩnh vòi vọi cũng là _ của Người biển cả, chính người đã làm ra. Của người lục địa, tay Người đã nắm”. Thánh vịnh 95.
Về điều này, ai nấy chúng ta đều biết rõ cả, song ngày nay, nhiều người đã chối bỏ Đức tin ấy. Vì vậy, ta cần nhắc nhở và tuyên xưng lòng tin lại cho thật chắc chắn, nhất là nơi giới trẻ. Thiên Chúa đã tạo dựng nên tất cả, Người là tác giả, cho nên, tất cả mọi sự đều thuộc về Người. Nhưng Thiên Chúa đựng nên chúng có phải vì Người cần chúng không? Thưa: không. Nếu chính Người ban cho mọi loài, mọi vật sự sống, cử động và hơi thở; như vậy tỏ ra Người có mọi sự, Người đâu còn thiếu thốn sự gì nữa (Cv 17.25). Lúc Người tạo đựng đất trời nào ai đã có trước Người hay ở bên cạnh Người để giúp Người một lời khuyên bảo hay ban cho Người một cái gì đâu? Thiên Chúa, Đấng hằng hữu, tự tại, tự hữu. Người nhận thấy hạnh phúc vô hạn nơi chính mình Người, giữa sự cộng đồng của Ba Ngôi, Người vô cùng giàu có, quyền năng, phép tắc vô lượng vô biên... Chỉ vì lòng nhân lành vô bờ bến, Người đã muốn tạo dựng vạn vật và loài người để tỏ vinh quang và giàu có của Người ra, cùng ban sự sống và hạnh phúc cho loài người. Và cho dù loài người thật nhỏ bé, yếu ớt hơn nhiều mãnh thú trong rừng, khủng long đáy biển, thần điểu trên không..., thì Người vẫn đặt họ thay quyền Người làm bá chủ muôn loài như bài Lời Chúa hôm nay ta vừa đọc ở trên. Bởi vậy mà Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã ca lên rằng:
“Nhìn trần hoàn Chúa làm ra, nhìn bầu trời thật nguy nga, muôn trăng sao đẹp lấp lánh, ngàn ngàn trùng cách xa ta, thì địa cầu là chi đâu còn loài người thật nhỏ bé, ngàn ngàn trùng kém thua đó, khiến ta suy mà thôi! Chúa thật uy linh, Danh Chúa ôi thật uy linh...”.
Thiên Chúa ban cho ta tất cả vũ trụ nguy nga ấy làm gia sản. Bằng cách ấy, Người muốn chứng tỏ cho ta lòng đại dương, rộng rãi bao la của Người. Người đặt vào tay loài người tất cả và cho phép họ định đoạt sử dụng tùy theo ý họ: như thế là Ngài cho họ thông phần vào quyền Bá Chủ hoàng vương của Người trên vạn vật. Thiên Chúa là chúa tể, Người ban cho con người làm bá chủ: Người tín nhiệm ta chừng nào! Vậy, chúng ta phải sử dụng mọi vật sao cho đúng qui cách như Chúa ấn định, đúng tinh thần như Chúa muốn.
Các bài kỳ sau lần lượt chúng ta sẽ học hỏi tiếp.
Trong giờ cầu nguyện đền tạ này, chúng ta kiểm thảo xem có biết cảm tạ Chúa vì mọi sự, mọi ơn, mọi vật Chúa ban cho ta hưởng dụng không? Chẳng hạn, gặp may mắn được quà, được huê lợi, trước khi ăn cơm..., có cảm tạ Chúa cách thật tình không? Đừng nói rằng: thóc lúa do tôi đem sức lao động ra cày cấy, chứ có ai cho không đâu mà phải cám ơn. Nhưng hãy suy cội rễ của sự việc: thóc giống ấy ở đâu ra để ta gieo, ta cấy? Loài người có tạo dựng nên nó không? Con gà, con vịt, đành rằng ta phải mất công nuôi, song nó có do ta tạo dựng nên không? Ta chỉ gia công thôi. Mọi sự kia Chúa đã đặt vào tay ta, để ta làm ra thành của ăn, áo mặc.
Các bậc phụ huynh đừng chỉ dạy con em xin ơn Chúa, hãy tập cho chúng biết cám ơn, tối thiểu đó cũng là cách cư xử của một người lịch sự, có văn hoá, có giáo dục. Giữa người với người còn thế, huống chi giữa ta và Thiên Chúa nhân từ đầy yêu thương.

Tích truyện
Ở đảo A-ni-wa, giữa Thái Bình Dương, một nạn đói đang hoành hành. Các em ở trong hai nhà cô nhi viện của địa điểm thừa sai mỗi ngày hàng cầu nguyện xin cho chiếc tàu của thừa sai mau đến, mang lại lương thực tiếp tế. Sau cùng, chuyến tàu đã đến. Bọn trẻ vui mừng chạy ra lăn những thùng thực phẩm của tàu vào trước cửa Nhà Hội. Một cha thừa sai mở thùng và phát bánh cho trẻ.
Ngài kể lại:
- Tôi lấy làm ngạc nhiên, vì thấy mỗi em đều cầm quà trong tay mà không ăn, đang khi chúng đói lắm. Tôi kêu lên: “Sao? Chúng con chỉ muốn cầm bánh thôi à? Chẳng phải các con đã trông đợi để được bánh ăn sao? Lúc ấy, một trẻ nói: “Chúng con phải đọc kinh và tạ ơn Chúa trước đã, vì bây giờ nạn đói đã qua”.
Chúng ta cũng vậy, trước khi đọc kinh đền tạ, ta hãy đứng dậy đồng thanh cất tiếng hát một bài ngắn cảm tạ Thiên Chúa đã tạo dựng nên muôn vật và đặt chúng ta làm bá chủ trên chúng.
----------------------------------
BÀI 47
QUYỀN SỞ HỮU
Trích sách Khải Nguyên, ch.23
Bà Sa-ra, thọ 127 tuổi, và đã chết tại Hê-brôn, trong xứ Ca-na-an. A-bra-ham đã để tang than khóc vợ mình.
Đoạn ông chỗi dậy, đi thương lượng với con cái Khét rằng:
- Đối với các ông, tôi chỉ là khách ngụ cư. Xin các ông nhường cho tôi sở đất phần mộ giữa các ông, để tôi chôn cất người chết của tôi.
Con cái Khét đáp:
- Xin vô phép, thưa Ngài! Ngài là ông hoàng của Thiên Chúa giữa chúng tôi. Thửa mộ nào tốt nhất, xin cứ lấy mà chôn cất người chết. Không ai trong chúng tôi dám ngăn cản”.
A-bra-ham chỗi dậy, vái sâu một lượt dân trong xứ mà nói:
- Nếu các ông đồng tình, xin nài hộ tôi với Ê-phrôn, con của Xô-kha, xin ông ấy nhượng cho tôi hang Mác-pê-la, với giá bạc sòng phẳng.
Ê-phrôn hôm ấy cũng ngồi giữa đám, đáp lời, có tất cả những người qua lại cổng thành nghe được rằng:
- Xin vô phép, thưa Ngài! Thửa đất ấy, tôi xin biếu Ngài, và hang trong đó, tôi cũng biếu Ngài, có mặt dân tôi chứng kiến.
A-braham vái sâu dân trong xứ một lượt và nói:
- Xin ông nhận giá bạc của thửa đất ấy.
Ông kia đáp lại:
- Thưa Ngài, thửa đất 400 nén bạc ấy giữa tôi và ngài thì có là gì? Ngài cứ lấy chôn cất người chết của ngài.
Nhưng A-bra-ham đã cân 400 nén bạc trả cho ông ta, giá bạc hiện hành lúc ấy.
Như vậy, cánh đồng của Êphrôn, ở Macpê-la, cánh đồng và hang trong đó, tất cả cây cối có trong đồng... đã sang cho A-bra-ham làm sở hữu trước mặt con cái Khét. A-bra-ham đã an táng Sa-ra, vợ ông, trong hang ấy, tức là ở Hê-brôn, trong đất Ca-na-an.
* Đó là Lời Chúa! Tạ ơn Chúa!

Suy niệm Lời Chúa
Câu chuyện Kinh Thánh vừa nghe xảy ra cách đây khoảng 38 thế kỷ, 18 thế kỷ trước Chúa giáng sinh, cộng với 20 thế kỷ từ khi Chúa giáng trần, vậy là 3.800 năm, so với sử á Châu thì thời ấy vào cuối đời nhà Hạ bên Tàu, và giữa đời Hồng Bàng bên nước ta. Abraham đi thương lượng để mua một cánh đồng, trong đó có một cái hang để làm phần mộ chôn cất Sa-ra, vợ ông, vừa mới chết. Đối với dân Do thái, câu chuyện này rất quan trọng và có ý nghĩa. Tức là Thiên Chúa đã hứa ban cho ông Abraham và dòng dõi ông đất Canaan làm cơ nghiệp. Thì đây là lúc thực hiện lời hứa ấy. Vì từ trước, ông mới chỉ là khách ngụ cư. Nay lần đầu tiên, ông có quyền sở hữu một thửa đất trên đất Chúa hứa ấy.
Còn đối với chúng ta, chỉ cốt ý lấy ra bài học về việc đạt quyền sở hữu, là đề tài của bài học hôm nay.
1/ Người ta đạt quyền sở hữu chính đáng bằng nhiều cách: bằng cách chiếm đất vô chủ ở hoang địa, hoặc bằng lao động, bằng đổi chác, bằng mua bán hay sang nhượng như chuyện A-bra-ham đi mua cánh đồng Hê-brôn hôm nay, hoặc bằng di chúc chia gia tài, hoặc bởi người khác cho... Một vỏ sò đẹp tôi nhặt ở bãi bể, một quả ngon tôi hái trong rừng: các cái đó thuộc quyền sở hữu của tôi. Nếu tôi cho ai, thì việc cho đó cũng là vì tôi làm chủ vật đó, nên có quyền đinh đoạt về của ấy qua cử chỉ lịch sự là biếu tặng. Rồi đến sức lao động của con người, khởi sự từ thời hồng hoang bằng cách hái trái cây, hay săn thú vật - lao động ấy lập cho con người quyền sở hữu các vật ấy. Cái mâ trí khôn họ nặn óc nghĩ ra, cái mà tay tài khéo họ nặn ra được: các cái đó thuộc về của họ - khi họ đem sức lao động làm công cho người khác, thì tiền lương là của họ, vì công khó của họ đã lập cho họ quyền sở hữu trên món tiền lấy. Quyền sở hữu cũng còn do việc sang nhượng, di chúc chia gia tài. Việc mua hoặc bán là một sự đổi chác song phương: bên mua cũng như bên bán đều từ bỏ quyền sở hữu một vật gì để đánh đổi lấy vật kia, mà mình cần có hay mơ ước. Trong tất cả các điều nói trên, cần có sự thật thà và công bằng của hai bên. Tất cả mọi hình thức lường gạt chỉ làm cho họ chiếm đoạt được của, chứ không lập cho họ quyền sở hữu của ấy. Sự chiếm đoạt ấy là bất hợp pháp là không công bằng. Tỉ dụ tôi giật của khách bộ hành chiếc đồng hồ. Hành vi côn đồ ấy làm tối chiếm được vật ấy, song không mang lại cho tôi cái quyền sở hữu chủ của vật ấy. Tôi không có quyền đó. Ăn cắp, ăn cướp, lường gạt không là hành vi lập quyền sở hữu. Do đó, pháp luật đến bất kẻ gian phi trả lại của ấy cho chủ cũ của nó. Nói đến đây, ta thấy ông A-bra-ham trong chuyện trên kia thật là người đàng hoàng hết mức. ông được dân bản xứ coi ông “là ông hoàng của Thiên Chúa giữa chúng tôi”, Rồi họ nói: “Vậy thửa đất nào tốt nhất, ông cứ việc lấy...”. Nhưng Abraham không cậy quyền, ỷ thế. Ông tôn kính họ, vái sâu họ khắp lượt mà xin họ nhượng lại một cánh đồng với giá cả sòng phẳng là 400 nén bạc. Sòng phẳng có nghĩa là không bớt xén, không cậy uy thế hay võ lực mà ép giá, không lợi dụng thời cơ mà trả nửa tiền...
2/ Suy nghĩ kỹ thì thấy: Thiên Chúa không những đã ban cho con người quyền bá chủ muôn loài ở thế giới này (như đã xem ở bài trước), còn ban phép cho họ có quyền chiếm nó làm của riêng mình nữa. Do đó, quyền tư hữu là một quyền Thiên Chúa ban cho loài người, ban sẵn ngay từ lọt lòng mẹ, ban sẵn nằm trong bản tính của ta, ta gọi là quyền bẩm sinh. Nó là sự đòi quyền sống, đòi có những cái để bảo vệ và phát triển mạng sống mình. Ngay từ trẻ sơ sinh nằm trong nôi, đã khư khư giữ lấy bình sữa. Các cô giáo nhà trẻ suốt ngày phải xử kiện: chốc chốc lại có đứa vừa khóc vừa đòi: “trái banh của tôi “đồ chơi của tôi”. Lúc khác, cô phải can hai bé gái đang cào cấu, túm tóc nhau dành con búp bê của mình... Nhưng quyền tư hữu ấy phải được lập cách chính đáng chứ không do ăn trộm, ăn cắp hay lường gạt, gian trá...
Vì thế, trong Kinh Thánh Cựu Ước, sau khi Thiên Chúa ban cho loài người làm bá chủ muôn loài, thì Người cũng lại ra lệnh cho con người: “Ngươi sẽ không được trộm cắp, không được mê muốn nhà cửa, mê muốn vợ của đồng loại, tôi trai tớ gái của nó, bò lừa của nó, và bất cứ vật gì của nó” (Xh, 20.15-17).
Có điểm đáng lưu ý: người xưa coi vợ như một của cải mà chồng tậu được, cho nên mới xếp vợ vào đồng hàng với các của cải khác như vừa nghe ở câu Kinh Thánh trên. Cho nên tội ngoại tình không được coi như một tội lỗi đức thanh tịnh, cho bằng một sự chiếm đoạt bất hợp pháp một vật thuộc sở hữu của người khác, vi phạm quyền của người chồng. Người xưa chưa có cái nhìn đúng về phẩm giá phụ nữ như ngày nay.
Giới răn chớ lấy của người do Cựu ước công bố, được chính Chúa Giêsu tái xác nhận trong Tin Mừng Mt 19.18: Chúa Giêsu trả lời người thanh niên kia: “Nếu ngươi muốn vào sự sống thì hãy giữ các giới răn: chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp...”. Như thế chưa đủ, sau này, thời Giáo Hội sơ khai, các Kitô hữu còn yêu thương nhau hơn ruột thịt: “Họ chi có một tấm lòng và một tâm hồn... Hết thảy họ đều coi mọi sự như của chung: đất đai, của cải, nhà cửa thì bán đi, đem giá cả các vật bán được mà đặt dưới chân các Tông đồ, để phân phát cho mỗi người, ai nấy tùy theo nhu cầu của mình, để không có ai trong họ phải thiếu thốn” (Cv 2.42-47; 4.32-35).
Có người đã hiểu rằng Giáo Hội sơ khai thực hành một chủ nghĩa cộng sản đạo đức. Câu chuyện thuật ngay sau đó về ông Ananya đã làm chứng rằng không phải thế: các Kitô hữu không ai bi ép buộc phải bán nhà, đất đai, họ vẫn giữ quyền tư hữu; và sau khi bán rồi, họ vẫn có quyền định đoạt về số tiền của họ đã bán được (Cv 5.4-9). Nói tóm, Giáo Hội sơ khai chia sẻ của để ai cũng có đủ điều cần để sống, đúng như ý Thiên Chúa muốn khi ban cho cả loài người quyền bá chủ vạn vật.
3/ Lý do của quyền tư hữu: Con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Người. Mà Thiên Chúa là chúa tể muôn loài muôn vật (như đọc ở bài trước). Vậy con người cũng phải giống Thiên Chúa mà làm chủ mọi vật. Ta giống Thiên Chúa không phải bằng nét thể xác, vì Thiên Chúa là tinh thần vô hình, có ai thấy đâu mà giống. Vậy ta giống Thiên Chúa bởi các nét tinh thần, tức là các đức tính, các nhân đức, các phẩm chức như tự do, thông minh, ý chí, tình yêu, quyền lực, quyền làm chủ và cai quản vũ trụ... Như thế, khi ta làm sở hữu chủ một vật gì, thực ra là ta cử hành một hành vi vương giả, chúa tể, hành vi của một vị vua, vị bá chủ: làm chúa tể trên cái vật thuộc về ta đó, như Chúa đã phán: “Hãy làm bá chủ trên nó, và cai trị trên tất cả mọi vật” (Kn 1.28).
Song tại sao, vì lý do gì Chúa cho ta làm chủ sự vật như thế? Đó là vì các của cải vật chất là những phương tiện có mục đích giúp ta bảo vệ mạng sống, phát triển bản thân ta, hầu dễ dàng đạt cứu cánh đời mình là Thiên Chúa và hạnh phúc đời đời. Tỉ dụ như áo quần nó giống như da bọc thân ta, bảo vệ thân thể ta khỏi nóng, lạnh, gai góc, muỗi chích... Các đồ dùng khác cũng giống như tay chân ta nối dài ra: tay không làm sao xiết bù loong? Chiếc kìm sẽ giúp đôi tay yếu ớt. Cái nhà che nắng che mưa, và tạo một khung cảnh sống thân mật cho mình và cho gia đình. Tiền là phương tiện để đổi chác với người khác lấy đồ ăn, thức uống và các vật cần dùng. Và các điều khác đều giống vậy...
Thiên Chúa quan phòng đã cho loài người đủ phương tiện như thế để làm chủ và trách nhiệm về đời mình. Vì thế, theo nguyên tắc, ai cũng có quyền được có đủ phương tiện vật chất để sống cuộc đời mình và phát triển bản thân. Bởi vậy, người không phát triển bản thân, và không đạt đích đời mình, thì không trách ai được. Họ hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nhưng thảm thay! Do lòng ích kỷ, tham lam của một số người không nhỏ, làm người khác bị tước đoạt mất quyền làm chủ của cải cần thiết cho cuộc sống, bị dồn và một cuộc sống mất phẩm giá, không còn là con người, chỉ còn như súc vật: đó là một hoàn cảnh phi luân, trái ý muốn Thiên Chúa. Nếu cả vũ trụ, muôn loài muôn vật, Thiên Chúa đã ban chung cho loài người, thì Ngài lại để cho họ lo trách nhiệm tổ chức và phân phối sao cho mỗi người, tùy theo nhu cầu, tùy tài sức của họ..., để đừng có kẻ phải túng thiếu, kẻ khác quá giàu có, no đầy, phè phỡn. Do đó, Giáo Hội công giáo, chiếu theo ý Chúa, giữ vững lập trường: có quyền tư hữu rộng rãi, song không ủng hộ quyền tư hữu vô hạn và vô tổ chức, vô trách nhiệm do tham lam và ích kỷ mà con người muốn vơ vét cho mình, không nghĩ đến công ích, công lợi chung của xã hội.

Tích truyện
Hai ruộng Dưa
Có hai người, một thuộc nước Lương, một thuộc nước Sở, ở gần nhau, đều trồng Dưa. Người nước Lương siêng bón, tưới, nên Dưa tốt. Người nước Sở lười biếng nên Dưa xấu; nhưng thấy Dưa của bạn tốt lại đâm lòng ganh tị, mỗi đêm lén qua cào phá đến nỗi làm Dưa héo cằn. Người nước Lương đi thưa quan huyện.
Ông này bảo người ấy:
- Đừng thưa kiện, cũng đừng báo thù, cào phá trả đũa, chỉ thêm gây oán. Mỗi đêm, người hãy đi tưới Dưa cho người ta mà đừng để cho họ biết.
Người nước Lương vâng lời, đêm đêm sang tưới và xới đất, vun gốc.
Sau đó, Dưa của người nước Sở lười biếng đâm tốt tươi. Hỏi ra mới biết người nước Lương lén tưới hộ, đâm ra mến phục người ấy vô cùng.